Hoạt hóa keo dán trước khi kết dính những bề mặt không trong suốt
Lớp keo sau khi được phủ lên bề mặt thứ nhất sẽ được chiếu tia UV vài giây để kích hoạt phản ứng đóng rắn keo, trong khi keo vẫn còn ở trạng thái ướt, thời gian keo sống (open time) trong khoảng là 20s sau hoạt hoá, đủ để ta đặt bề mặt thứ 2 lên. Thời gian keo sống này có thể dài hơn hay ngắn hơn tuỳ thuộc vào cường độ UV cũng như thời gian chiếu xạ hoạt hoá keo.
PHƯƠNG PHÁP HOẠT HOÁ KEO DÁN TRƯỚC KHI KẾT DÍNH: MỚI, HIỆU QUẢ CHO NHỮNG BỀ MẶT KHÔNG TRONG SUỐT
Đóng rắn keo dán bằng ánh sáng UV đối với bề mặt trong suốt thông thường
Đối với 1 nhà máy sản xuất hàng nghìn sản phẩm 1 năm thì việc tự động hoá hoàn toàn sản xuất và rút ngắn chu kỳ dính keo là điều cực kỳ cần thiết. Dòng keo đóng rắn bằng ánh sáng PHOTOBOND hoặc đồng thời cả ánh sáng và nhiệt độ DUALBOND (đóng rắn kép) là giải pháp tối ưu cho mục đích này.
Việc sử dụng loại keo chỉ đóng rắn bằng ánh sáng PHOTOBOND đòi hỏi ít nhất 1 bề mặt phải trong suốt để cho ánh sáng truyền qua như thuỷ tinh, nhựa PC, hay PMMA. Chỉ khi có đủ năng lượng ánh sáng thì phản ứng đóng rắn hoá học mới xảy ra hoàn toàn.
Về nguyên lý cơ bản của phương pháp đóng rắn bằng ánh sáng, mặc dù các bề mặt kết dính mờ đục thì keo vẫn đóng rắn được nếu lớp keo ở giữa 2 bề mặt hở ra, có thể quan sát được. Khi đó chiếu tia UV sẽ giúp đóng rắn lớp keo rìa ngoài này, quá trình này được gọi là cố định linh kiện. Mặc dù keo vẫn có thể đóng rắn được, nhưng quá trình đóng rắn trong phần bị che phủ sẽ mất thêm vài giây sau nữa, và việc đóng rắn sẽ không đồng đều trong toàn bộ khối keo.
Để giải quyết vấn đề này, có 1 giải pháp tối ưu hơn, đó là phương pháp chiếu UV hoạt hoá keo trước khi kết dính (pre-activative).
Đóng rắn bằng ánh sáng cho những bề mặt mờ đục hoặc bị che khuất.
Lớp keo sau khi được phủ lên bề mặt thứ nhất sẽ được chiếu tia UV vài giây để kích hoạt phản ứng đóng rắn keo, trong khi keo vẫn còn ở trạng thái ướt, thời gian keo sống (open time) trong khoảng là 20s sau hoạt hoá, đủ để ta đặt bề mặt thứ 2 lên. Thời gian keo sống này có thể dài hơn hay ngắn hơn tuỳ thuộc vào cường độ UV cũng như thời gian chiếu xạ hoạt hoá keo.
Keo sau đó sẽ cần vài phút để tạo được lực kết dính mà không cần chiếu xạ nữa. Sau đó, có thể tiếp tục tiến hành các công đoạn lắp ráp tiếp theo mà không cần lo ngại các bề mặt sẽ bị trượt lên nhau.
Keo sẽ đạt đến cường độ kết dính tối đa trong vòng 72h mà không cần can thiệp gì thêm. Việc gia nhiệt sau khi kết dính vài phút có thể giúp tăng tốc quá trình kết dính.
Hoạt hoá keo được dùng trong nhiều ứng dụng như: trang trí các phụ kiên bên trong kính ô tô, các linh kiện mờ đục không cho ánh sáng truyền qua,…
Những dòng keo thường sử dụng phương pháp này bao gồm DELO PHOTOBOND LA (LA= Light Activative) dòng keo hệ urethane polymer, hay hệ keo nguồn gốc từ nhựa epoxy cứng hơn KATIOBOND.
Cùng xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình hoạt hoá keo UV:
UV Bonding of Opaque Components With New Adhesive Technology
Tổng kết:
Về cơ bản, phương pháp hoạt hóa keo bằng ánh sáng UV là ta đảo ngược trình tự kết dính (2) và chiếu UV đóng rắn keo (3).
Một điều khác biệt nhỏ cần lưu ý trong phương pháp mới này đó là: thời gian hoạt hóa keo ngắn hơn so với thời gian chiếu UV đóng rắn thông thường, nhưng lại cần vài phút sau khi kết dính 2 linh kiện với nhau để keo ổn định độ bám dính. Kỹ thuật chi tiết sẽ được HUST VN tư vấn cụ thể trong từng trường hợp.
Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của phương pháp mới đó là giải quyết được vấn đề sử dụng keo UV cho các bề mặt không trong suốt. Trong khi đó vẫn tiết kiệm được thời gian cho 1 chu trình kết dính keo.
Để được tư vấn cụ thể về dòng keo phù hợp với ứng dụng của bạn, hãy liên hệ với HUST VN!